Chào mừng các bạn ghé thăm Blog của tôi . Mong các bạn góp ý để Blog ngày càng phát triển. Liên hệ: hoangchancuong@gmail.com

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Câu hỏi và gợi ý trả lời Hội thi Nét đẹp đội viên.


Câu hỏi 1: Em hãy cho biết tổ chức Đội và người đội viên có những nhiệm vụ gì? Phân tích những nhiệm vụ đó?
Đội TNTP Hồ Chí Minh và người đội viên có nhiệm vụ: 
1.Thực hiện Điều lệ, Nghi thức Đội và Chương trình rèn luyện Đội viên.

     2. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ; phấn đấu lớn lên là công dân tốt, là Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

3. Là gương tốt cho thiếu niên, nhi đồng noi theo, giúp đỡ thiếu niên nhi đồng trở thành Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh
Phân tích:
Nhiệm vụ thứ nhất : Các tập thể Đội và đội viên đều phải phấn đấu, rèn luyện thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ này được cụ thể hóa bằng việc mỗi đội viên phải nghiêm chỉnh thực hiện Điều lệ Đội, Nghi thức Đội và Chương trình rèn luyện đội viên.
Nhiệm vụ thứ hai : Các tập thể Đội phải có trách nhiệm giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi … Đây là nhiệm vụ thể hiện rõ tính quần chúng của Đội, đáp ứng các nhu cầu của đội viên trong quá trình phấn đấu học tập của mình.
Nhiệm vụ thứ ba : Việc các tập thể Đội và đội viên phải thực hiện các quyền và bổn phận của trẻ em đã được nêu ở Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nhiệm vụ này thể hiện nghĩa vụ của người công dân nhỏ tuổi để từ đó hình thành những phẩm chất của người công dân tốt sau này.

Câu hỏi 2: Em hãy cho biết Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh vào ngày tháng năm nào, ở đâu? huyện Bố Trạch chúng ta có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, cho biết mã bưu chính và điện thoại của tỉnh Quảng Bình? ( Mở rộng thêm về Đại tướng Võ Nguyên Giáp )
Gợi ý trả lời: Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. Bác Võ Nguyên Giáp tham gia cách mạng từ năm 1925 ( lúc đó bác mới 14 tuổi ). Tháng 12/1944, Bác Võ Nguyên Giáp được Bác Hồ giao thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 20/01/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lện phong Bác Võ Nguyên Giáp làm Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng với Bác Hồ, Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn dân, toàn quân đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc.
Câu hỏi 3: Em hãy nêu tóm tắt tiểu sử anh hùng liệt sỹ Quách Xuân Kỳ?
Gợi ý trả lời:  Anh hùng liệt sỹ Quách Xuân Kỳ sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước tại xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Quách Xuân Kỳ là người con thứ 5 trong gia đình, tham gia hoạt động Việt Minh ngay từ lúc còn trẻ. Năm 1944 hoạt động trong mặt trận Việt Minh của huyện, khi cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, anh tham gia vào ủy ban khởi nghĩa huyện Bố Trạch, trở thành một trong những hạt nhân lãnh đạo của chính quyền mới ở quê hương ngay sau cách mạng tháng Tám thành công.
Năm 1947, thực dân Pháp đánh chiếm Quảng Bình, Quách Xuân Kỳ trúng cử huyện Uỷ viên và đến năm 1948, anh được bầu vào Ban Thường vụ và làm Bí thư huyện ủy Bố Trạch. Với trách nhiệm lãnh đạo một huyện kháng chiến, anh đã cùng với Đảng bộ huyện xây dựng lực lượng, anh dũng chiến đấu giáng cho địch những đòn chí tử. Bố Trạch trở thành huyện lừng danh trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với những làng chiến đấu anh dũng, kiên cường như Cự Nẫm.
Đầu năm 1949, Quách Xuân Kỳ trở thành Tỉnh Ủy viên kiêm Bí thư Thị ủy Đồng Hới.
Những hành động dũng cảm, gan dạ của Quách Xuân Kỳ đã làm cho quân địch hoang mang lo sợ, chúng đã dốc toàn lực để truy bắt anh. Năm 1949, Quách Xuân Kỳ bị địch bắt trong một đợt càn quét dài ngày, chúng giam ở nhà lao Đồng Hới và hành hạ suốt hai tháng trời. Ở trong tù thực dân Pháp tiến hành tra tấn, dụ dỗ, mua chuộc song tất cả những thủ đoạn của giặc Pháp đều thất bại trước ý chí kiên cường của anh. Cuối cùng quân địch quyết định đem anh ra xử bắn tại Hoàn Lão ngày 11-7-1949. Trước nòng súng của giặc anh vẫn hiên ngang hát bài Quốc tế ca và hô to khẩu hiệu:
Việt Nam độc lập muôn năm!
Hồ Chủ tịch muôn năm!
Đã đảo thực dân Pháp!
Anh hy sinh ở độ tuổi 23 thanh xuân rực lửa anh hùng, cái chết trẻ trung của anh đã trở thành sự bất tử trong lòng người dân Bố Trạch và cả nước. Cả cuộc đời thanh xuân của Quách Xuân Kỳ đã hiến dâng cho đất mẹ Quảng Bình, cho Tổ quốc, cho lý tưởng cộng sản, gương chiến đấu của anh sống mãi trong lòng mỗi chúng ta.
Câu 4:Em hãy cho biết mục tiêu của Đội TNTP  HCM là gì?
Gợi ý trả lời: Đội TNTP HCM lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu, rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Hoạt động của Đội luôn bám sát mục tiêu giáo dục và đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa của Đảng, thống nhất với mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông. Do đó tổ chức Dội cùng với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác kết hợp với nhau để giáo dục thiếu nhi ở cả trường học, trên địa bàn dân cư, trong giờ học và ngoài giờ lên lớp. Mục tiêu của Đội vừa mang ý nghĩa giáo dục lý tưởng cách mạng, định hướng chính trị xã hội hủ nghĩa vừa mang tính thực tiễn. Tính lỹ tưởng thể hiện ở khẩu hiệu của Đội  '' Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa - Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại: Sắn sàng ''.
Câu 5: Em hãy cho biết từ ngày thành lập đến nay Đội TNTP Hồ Chí Minh có bao nhiêu lần đổi tên? Nếu Ý nghĩa của những lần đổi tên đó?
Gợi ý trả lời:Để phù hợp với từng gia đoạn cách mạng, từ ngày thành lập đến nay Đội TNTP HCM đã thay đổi các tên gọi như sau:
- Tháng 5/1941 là Hội nhi đồng cứu quốc, có nhiệm vụ làm giao thông liên lạc, canh gác các cuộc họp bí mật cho cán bộ, dự bị đánh tây, đuổi Nhật. Đến năm 1946 làm nhiệm vụ giao thông liên lạc, trinh sát, góp phần cùng cha anh tham gia vào cuộc đấu tranh chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
Tháng 3/1951, sau Cách mạng tháng Tám thành công , nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc, Kỷ nguyên độc lập - tự do. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta bước sang thời kỳ mới . Để phù hợp với nhiệm vụ cách mạng và cũng để khắc ghi mốc lịch sử quan trọng của đất nước. Đội nhi đồng cứu quốc chính thức đổi tên thành Đội Thiếu nhi Tháng Tám.
- Tháng 11/1956, Thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tuy nhiên đất nước vẫn bị chia cắt làm 2 miên. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bước vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Miền nam dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ, không ngại gian khổ hy sinh đứng lên chống Mỹ cứu nước nhằm mục tiêu thống nhất đất nước. Tổ chức Đội được đổi tên là Đội TNTP Việt Nam với ý nghĩa '' Tuổi nhỏ làm việc nhỏ , tùy theo sức của mình''. Đội luôn tiên phong đi đầu trong các hoạt động, góp phần nhỏ bé của mình cùng cha anh chống Mỹ cứu nước.
- Ngày 30/1/1970, Thực hiện di chúc thiêng liêng của Bác , thể theo nguyện vọng thiết tha của thế hệ trẻ, của đội viên thiếu nhi cả nước và đề nghị của Đoàn TN lao động Việt Nam , nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết nghị cho tổ chức Đội được mang tên Bác Hồ vĩ đại. Là Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Câu 6: '' Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu ''.  Em hãy cho biết lời dạy đó của Bác được viết trong bối cảnh nào? Ý nghĩa của lời dạy đó đối với thiếu niên nhi đồng?
Gợi ý trả lời: '' Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu '' được Bác viết và gửi cho các en học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam đân chủ cộng hòa.
Bác Hồ, vị lãnh tụ cách mạng muôn vàn yêu quí của dân tộc Việt Nam. Người quan tâm đặc biệt đến thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Ngay trong những ngày đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, dù bận trăm công ngàn việc, Bác vẫn dành thì giờ viết thư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường. Trong thư, Bác đã ân cần dặn dò: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.
Hồ Chủ tịch khuyên nhủ, động viên học sinh học tập tốt ngay từ ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khi ấy, nước ta vừa thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, thực trạng đất nước vô cùng đói nghèo và lạc hậu. Hơn chín mươi phần trắm dân chúng mùy chữ. Nạn đói vừa cướp đi một phần mười dân số, nhưng Hồ Chủ tịch đã hi vọng, tin tưởng rất nhiều vào tương lai, và người đã gửi gắm niềm tin, niềm hi vọng ấy vào thế hệ trẻ. Với lời lẽ chân thành, tha thiết, Hồ Chủ tịch đã làm cho các thế hệ học sinh nhận thức rõ hơn về trách nhiệm học tập của mình trước đất nước và dân tộc. Lời Bác Hồ dạy đã được bao thế hệ học sinh ghi nhớ và cố gắng thực hiện. Bác đã chỉ rõ cho lớp trẻ hiểu rằng, việc học tập của em hôm nay sẽ quyết định tương lai đất nước ngày mai. Tuy Bác đa đi xa, nhưng mỗi năm khi đến ngày khai trường, hàng triệu học sinh lại cùng nhau ôn lại lời căn dặn của Bác để cố gắng học tập tốt hơn, đáp lại lòng mong mỏi của Người là làm cho non sông Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu./.
Câu 7: Em hãy cho biết phong trào ''Trần Quốc Toản '' bắt nguồn từ đâu?Nội dung, ý nghĩa của phong trào này là gì?
Gợi ý trả lời: Xuất phát từ tìn h hình thực tế của cuộc khác chiến đang diễn ra từ bắc đến Nam, từ những việc làm và sự đóng góp với tinh thần tự giác, yêu nước, yêu bộ đội, yêu nhân dân của thiếu nhi tham gia đánh giặc. Vào tháng 2/1948, Bác Hồ gửi thư cho thiếu nhi đề xướng sáng kiến tổ chức phong trào hành động cách mạng của thiếu nhi Việt Nam lấy tên là '' phong trào Trần Quốc Toản '' với việc thành lập các đội Trần Quốc Toản ''…giúp nhau học hành, khi học rãnh, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào, trước giúp các nhà chiến sỹ, thương binh, lần lượt giúp các nhà ít người. Sức các cháu làm được việc gì thì làm việc ấy. Thí dụ: Quét nhà, gánh nước, lấy củi, xay lúa, giữ em, dạy chữ quốc ngữ …'' Như vậy, công việc đầu tiên của Đội trần Quốc Toản như lời Bác dạy là giúp nhau học tập, sau giờ học mới đem nhau đi giú đồng bào, đã thể hiện sự quan tâm vô cùng to lớn của Bác Hồ đối với phong trào thiếu nhi.
Phong trào ''Trần Quốc Toản '' đã phát huy truyền thống '' Tương thân, tương ái '', Uống nước, nhớ nguồn '' của dân tộc. Công tác ''Trần Quốc Toản đã tạo nên một phong trào mới thich hợp với lứa tuổi, điều kiện sinh hoạt của thiếu niên, nhi đồng; là niềm vui của tuổi thơ được góp phần thiết thực của cuộc kháng chiên; giúp tổ chức Đội ngày càng trưởng thành, phát triển.
  Câu 8: Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thành lập vào ngày tháng năm nào? ở đâu, ai là đội trưởng? Kể tên và bí danh của 5 đội viên đầu tiên? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về anh Kim Đồng?
Trả lời: Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chi Minh thành lập vào ngày 15/5/1941
Địa điểm: ở gần hang Pác Bó, dưới chân núi Thoong Mạ, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Người đội trưởng là: Nông Văn Dền mang bí danh là Kim Đồng
Tên và biệt danh của 5 đội viên đầu tiên
-Nông Văn Dền bí danh là Kim Đồng
-Nông Văn Thàn bí danh là Cao Sơn
-Lý Văn Tịnh bí danh là Thanh Minh
-Lý Thị Nì bí danh là Thủy Tiên
-Lý Thị Xậu bí danh là Thanh Thủy
 Nêu các hiểu biết về anh Kim Đồng…..tên thật, quê quán, những việc làm của anh, anh hi sinh trong hoàn cảnh nào, hiện nay khu di tích tưởng niệm anh ở đâu, …noi gương anh em sẽ làm gì.
Câu hỏi 9: Em hãy miêu tả khăn quàng đỏ và cho biết ý nghĩa của việc quàng khăn quàng đỏ của người đội viên Đội  TNTP Hồ Chí Minh? Nêu các lời hứa của người đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh?
Trả lời: Khăn quàng đỏ được làm vải màu đỏ, hình tam giác cân, có đường cao bằng một phần tư cạnh đáy (1/4). Khăn quàng đỏ là một phần của cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng, đeo khăn quàng đỏ đội viên tự hào về Đảng cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu, rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ và phấn đấu trở thành người đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Lời hứa Đội viên
1- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
2- Tuân theo Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.
3- Giữ gìn danh dự Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh.
 Câu 10: Em hãy miêu tả và nêu ý nghĩa của việc chào theo kiểu đội viên?
Gợi ý trả lời:
Đội viên chào đứng nghiêm hướng mặt về phía chào, chào bằng tay phải, các ngón tay khép kín giơ lên đầu, ngón tay cái cách thùy trán bên phải 5cm, bàn tay thẳng với cánh tay dưới, khửyu tay chếch ra phía trước, tạo với thân người một góc khoảng 1300.
Tay giơ lên đầu biểu hiện đội viên luôn dặt lợi ích  của Tổ quốc, của tập thể đội lên trên, năm ngón tay khép kính tượng trưng chó ý thức đoàn kết của đội viên để xây dựng đội vững mạnh.
Câu hỏi 11. Em hãy miêu tả huy hiệu đội và nêu ý nghĩa của việc đeo huy hiệu Đội.
Gợi ý trả lời: Huy hiệu đội có hình tròn, ở trong có hình măng non trên nền cở đỏ sao vàng, ở diến có băng chữ '' Sẵn sàng ''.  Nền đỏ, sao vàng là cờ Tổ quốc, măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên, là thế hệ tương lai của dân tộc Việt Nam anh hùng, băng chữ ''sẵn sàng'' là khẩu hiệu hành động của Đội.
Đeo huy hiệu Đội nhắc nhở đội viên học tập, rèn luyện để sẵn sàng kế tục sự nghiệp  cách mạng vinh quang của Đảng, Bác Hồ và của dân tộc.
Câu hỏi 5:: Bác Hồ kính yêu của chúng ta sinh ngày, tháng, năm nào? Quê Bác ở đâu? Bác ra đi tìm đường cứu nước vào ngày,tháng,năm nào? ở đâu?
*TL: Bác Hồ kính yêu của chúng ta sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890,tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An.
- Bác ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 5 tháng 6 năm 1911,tại bến Nhà Rồng,trên tàu Latuvơ Trê Vin của Pháp. (Mở rộng thêm )
Câu 12:   Em hãy nêu tiểu sử của người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh?
Gợi ý trả lời: Người đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh là anh Kim Đồng, Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, ở thân Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà ), Hà Quảng, Cao Bằng.. Từ năm 1940 anh Kim Đồng tham gia cách mạng với các nhiệm được giao như canh gác, làm liên lạc … Năm 1943 bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pác Bó. Trong một lần đi liên lạc về , giữa đường gặp bọn địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim đồng đã nhanh trí nhữ cho bọn địch nổ súng về phía mình . Nhờ có tiếng súng báo động ấy , các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chổ, ngay ở bờ suối Lê Nin. Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng năm 1943, anh vừa tròn 14 tuổi. Anh Kim Đồng đã hy sinh anh dũng  và được Nhà nước truy tặng anh hùng lực lượng vũ trang.
Câu hỏi 13:  Khi nhắc đến: “Cây đuốc sống'', em liên tưởng đến vị anh hùng nhỏ tuổi nào?
Gợi ý trả lời: Khi nhắc đến: “Cây đuốc sống'', em liên tưởng đến vị anh hùng nhỏ tuổi Lê Văn Tám.
Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp gây hấn ở Nam bộ hòng cướp lại nước ta một lần nữa.
Năm ấy, ở gần chợ Đa Kao thành phố Sài Gòn có một em bé con nhà nghèo phải đi bán lạc rang, đánh giày để kiếm sống. Tên em là Tám.
Lê Văn Tám thường lân la tới những nơi có quân Pháp đóng để bán hàng, đánh giày. Tám tỏ ra hiền làn, nhút nhát nên đã được bọn lính Pháp để cho đi qua, đi lại và dần dần quen mặt em. Tại Thị Nghè, có một kho xăng, đạn lớn của địch. Hình ảnh những hòm đạn, những trái bom hiện ra trong trí nhớ của Tám cùng những cảnh tàn phá, giết tróc dã man của địch đối với đồng bào ta đã thôi thúc em tính đến một việc làm táo bạo. Tám nảy ra ý định sẽ phá kho xăng đạn này.
Sau mấy hôm dò la quan sát địch. Tám mặc áo tẩm dầu xăng vào người, than nhiên khoác hòm lạc rang đến bán cho lính gác như thường lệ. Lợi dụng lúc bọn địch không để ý Tám chạy như bay vào chỗ để xăng và xòe diêm. Dầu xăng trong người Tám bốc cháy và bén luôn vào thùng xăng gần nhất. Thế là cả kho xăng bốc cháy đùng đùng rồi lan tới chỗ để bom đạn. Tiếng nổ rầm trời, khói lửa mịt mù cả thành phố.
Lê Văn Tám đã anh dũng hy sinh và để lại trong trí nhớ nhân dân “Thành đồng Tổ quốc” hình ảnh: “Em bé đuốc sống” của thành phố mang tên Bác, của dân tộc Việt Nam.
Câu 14: Em hiểu như thế nào về lời hứa của Đội viên Đội TNTP HCM?
Gợi ý trả lời: Lời hứa đội viên là lời thề của đội viên khi kết nạp vào Đội TNTP HCM và suốt quá trình sinh hoạt, hoạt động của mình trong tổ chức Đội TNTP HCM.
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng: Là thể hiện quyết tâm trong học tập , rèn luyện toàn diện để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ.
- Tuân theo Điều lệ Đội TNTP HCM: Là thể hiện tính kỷ luật của đội viên trong tổ chức của mình và ý thức xây dựng tổ chức Đội TNTP HCM vững mạnh và phát triển.
- Giữ gìn danh dự Đội TNTP Hồ Chí Minh: Là thể hiện trách nhiệm của đội viên trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống Đội TNTP HCM và làm đẹp phẩm chất của mỗi đội viên.

Bấm vào đây để tải về

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét